Mẹ bầu có nên ăn chay hay không?

Mẹ bầu có nên ăn chay hay không?
Ngày đăng: 30/12/2022 02:33 PM

Ăn chay là một chế độ ăn nói không với động vật như thịt, cá; chế độ này sử dụng hoàn toàn thực phẩm nguồn thực vật. Chế độ ăn này được rất nhiều bà bầu áp dụng và họ phải thiết lập một chế độ cân bằng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, ăn chay như thế nào mới đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, hãy cùng Thực Phẩm Khánh An tìm hiểu nhé!

Mẹ bầu có nên ăn chay không?

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát trên thế giới, trong thời kỳ mang thai bà bầu hoàn toàn có thể ăn chay. Trong giai đoạn này, bà bầu cần dung nạp các dưỡng chất để đảm bảo cho quá trình hình thành tế bào, phát triển mô, xương, não bộ…

Ăn chay khoa học còn giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cân hay tiểu đường thai kỳ hiệu quả ở người mẹ. Chế độ ăn này sẽ giúp bà bầu tránh được tình trạng táo bón, khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do được bổ sung được nhiều chất xơ và các vitamin từ nhiều loại rau xanh, các loại rau củ quả. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp mẹ phòng tránh tiền sản giật một biến chứng gây ra do tăng huyết áp khi mang thai gây ra.

Thực phẩm ăn chay dành cho mẹ bầu nguồn gốc đều từ thực vật, thường không chứa cholesterol và rất ít chất béo bão hòa. Không làm tăng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Chúng mang tới nguồn đạm thực vật dồi dào, an toàn, đảm bảo cung cấp đủ đạm, vitamin và khoáng chất cho sự phát triển của thai nhi. 

Bà bầu có nên ăn chay? Ưu và nhược điểm khi mang thai mà ăn chay

Các nhóm chất đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu

Dù ăn mặn hay ăn chay thì khi mang thai, bà bầu vẫn cần phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất: tinh bột – đường, chất béo, chất đạm (protein), vitamin và chất khoáng. Các chất dinh dưỡng đầy đủ có thể bổ sung trong chế độ ăn chay như sau:

  • Protein (chất đạm): Mỗi ngày cần bổ sung khoảng 75gr với các nguồn đạm thực vật như các loại nấm (nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm rơm,..), các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, đậu nành…), yến mạch, hạt vừng, hạt chia, ngũ cốc và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám, quả óc chó, hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, rong biển, lúa mì…

  • Canxi bao gồm các thực phẩm như Sữa, sữa chua, phô mai, các loại rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, súp lơ, rau cần), hạt vừng (hạt mè đen), đậu nành, cà rốt.

  • Chất béo và DHA: có nhiều trong các loại cá biển, dầu cá. Mỗi ngày bà mẹ mang thai cần khoảng 1,4 g DHA. Nếu đang ăn chay mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều DHA và chất béo từ tảo, lòng đỏ trứng gà, các loại rau xanh, dầu thực vật hoặc bổ sung viên DHA lúc mang thai. Các loại dầu ăn như dầu gấc, dầu mè, dầu đậu phộng…, các loại quả hạch như cùi dừa, óc chó, đậu phộng…

  • Sắt: nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm ngũ cốc, đậu Hà Lan, rau chân vịt…

  • Axit folic và vitamin B12: Những thực phẩm có nguồn axit folic, vitamin B12 dồi dào bao gồm đậu lăng, rau chân vịt, bông cải xanh, súp lơ, trứng, nước cam…

  • I-ốt: nguồn thực phẩm chứa nhiều i-ốt như các loại muối chứa i-ốt, sữa chua, phô mai, khoai tây, sữa bò, đậu Hà Lan…

  • Kẽm: nguồn thực phẩm bổ sung kẽm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu trắng, sữa chua.

  • Vitamin D thường có trong các sản phẩm từ sữa, nước cam, ngũ cốc và lòng đỏ trứng gà.

  • Kali: những loại thực phẩm giàu kali như đậu trắng, bí đao, rau chân vịt, đậu lăng, khoai lang, bông cải xanh, sữa chua, nước cam, dưa hấu, nho khô…

  • Tinh bột - Đường: Gạo, bún, mì, nui, khoai tây, khoai lang…

Thực đơn ăn chay hàng ngày cho bà bầu

Để hỗ trợ mẹ bầu có chế độ ăn chay khoa học, hợp lý, Thực phẩm Khánh An sẽ gợi ý một số thực đơn dinh dưỡng đủ chất cho bà bầu ăn chay, để các mẹ bầu có thể tham khảo cho bữa ăn của mình thêm phong phú nhé.

Ngày 1

Bữa sáng: ăn 2 chiếc bánh bao chay cùng 1 chén ngũ

Bữa trưa: Sandwich với 2 lát bánh mì, bắp cải và nửa chén đậu hũ

Bữa tối: 1 bát mì Udon chay, rau cải sốt bơ, nấm kho chay và 1 ly sữa tươi.

Bữa phụ: dùng bánh quy, sữa chua hoặc sữa hạnh nhân và trái cây tùy thích.

Ăn chay là gì ? Ý nghĩa và lợi ích của việc ăn chay

Ngày 2

Bữa sáng: 2 lát bánh mì nguyên cám với 1/4 chén nho khô và 1 ly sữa đậu nành

Buổi trưa: 2 bát con cơm trắng, 5 miếng đậu phụ sốt cà chua, canh bí đỏ nấu đỗ, 1 ly nước cam.

Buổi tối: 1/2 bát (chén) cơm với 1 chén đậu đỏ luộc

Bữa phụ: bánh mì phết bơ lạc, sinh tố bơ và sữa chua.

Ngày 3

Buổi sáng: 1 chén ngũ cốc và 3/4 ly nước ép trái cây có tăng cường canxi

Bữa trưa: 2 chén xà lách trộn với rau thơm

Bữa tối: 2 bát con cơm trắng, khoai tây xào, canh cà chua và xoài dầm.

Bữa phụ: 3 – 4 miếng bánh ngũ cốc nguyên cám

Ngày 4

Bữa sáng: 1 cái bánh khoai, 1 cái bánh nếp hoặc bánh dày và 1 ly sữa tươi.

Bữa trưa: kimbap chay với nhân: đậu phụ, dưa muối, dưa chuột, kim chi; 1 bát canh rong biển; đậu phụ rán; tráng miệng bằng dưa lê.

Bữa tối: 2 bát con cơm trắng, canh nấm nấu đậu phụ, mướp xào giá, tráng miệng bằng thạch dừa dầm.

Bữa phụ: nước mía, nước dừa hoặc sữa chua mít.

Ngày 5

Bữa sáng: cháo bột se và 1 ly sữa tươi.

Bữa trưa: 1 bát con cơm trắng, 1 đĩa salad ngó sen, đậu phụ; 1 bát khoai tây nghiền và tráng miệng bằng na.

Bữa tối: 2 bát con cơm trắng, canh mướp nấu rau đay, mồng tơi; nấm rơm xào; hoa thiên lý xào và tráng miệng bằng măng cụt.

Bữa phụ: khoai lang luộc, sữa gạo.

Ngày 6

Bữa sáng: bún bò huế chay và 1 ly sữa ngô.

Bữa trưa: 2 bát cơm trắng, canh đậu nấu cà chua, súp lơ xào và tráng miệng bằng sinh tố mãng cầu.

Bữa tối: 2 bát cơm gạo lứt, muối mè đen, salad rong nho, canh nấm và tráng miệng bằng nho.

Bữa phụ: sữa chua, trái cây và sữa không đường 

 

Ăn chay tốt cho bà bầu, đồng thời còn có thể giúp mẹ bầu phòng tránh được nhiều bệnh lý liên quan trong thời kì này. Tuy nhiên, khi thực hiện ăn chay mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể, giúp cả mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

 

Liên hệ để mua sườn non chay tại Thực Phẩm Khánh An

Địa chỉ: 439/45C, Lê Văn Quới, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0983 763 434 - 089 6638 089

0983763434

0
Zalo
Hotline